image banner
Học tập, rèn luyện qua những mẫu chuyện về Bác

Nhân kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024) và 55 năm ngày mất của Người (2/9/1969-2/9/2024), hưởng ứng phong trào thi đua học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn Đảng bộ khối, từ 18-25/7/2024, Đảng ủy khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh tổ thức “Hội thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2024” thu hút hơn 80 thí sinh là cán bộ, đảng viên, quần chúng đến từ các tổ chức cơ sở Đảng, tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc Đảng bộ khối tham gia với những câu chuyện khác nhau về cuộc đời và sự nghiệp của Bác.

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An dự thi với mẫu chuyện “Bác Hồ viết di chúc” do đảng viên Nguyễn Phạm Thanh Nhàn – Chi bộ Phòng 9- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An thực hiện. Mẫu chuyện được tổng hợp từ Hồi ký cùng tên của tác giả Vũ Kỳ (bản in năm 2011, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật). Di chúc của Bác là là một di sản vô giá mang giá trị lý luận và thực tiễn to lớn về nhiều mặt, là nguồn cỗ vũ to lớn cho công cuộc đấu tranh gìn giữ tự do, độc lập, công lý và hạnh phúc cho biết bao thế hệ sau. 

Anh-tin-bai

Thí sinh Phạm Nguyễn Thanh Nhàn thực hiện bài dự thi 

Anh-tin-bai

Các Đảng viên, quần chúng đơn vị tham gia cổ vũ Hội thi

Bài dự thi với mong muốn có thể mang lại góc nhìn gần gũi hơn về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tiếp thu những bài học quý báu thông qua quá trình Bác viết Di chúc, “cao mà không xa, mới mà không lạ, to lớn mà không làm ra vĩ đại, chói sáng mà không làm ai choáng ngợp”. Chọn mỗi dịp sinh nhật hằng năm, Bác đều đặn ghi lại những dòng tài liệu “tuyệt đối bí mật” để lại cho đồng bào, đồng chí và Tổ quốc, cho thấy bằng tất cả những trải nghiệm, tâm huyết trong suốt cuộc đời, Bác đã tỷ mỉ viết từng câu, từng chữ, chứa đựng tâm nguyện, ý chí, niềm tin, trách nhiệm và tình cảm thương yêu đồng bào, Tổ quốc.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh vào vai trò, vị trí và tính tiên phong của Đảng, một chính Đảng cần phải lấy đạo đức cách mạng làm nền tảng. Từ câu chuyện về quá trình viết di chúc của Bác, liên hệ thực tiễn trong công tác của cán bộ, công chức ngành kiểm sát nói riêng và cán bộ, đảng viên nói chung. Dù thực tiễn công tác thực thi pháp luật có muôn vàn trở ngại, thách thức, song ta cần vượt lên trên nỗi sợ hãi gian khổ đó, đối diện với nó bằng thái độ chủ động, bằng tâm thế ung dung. Hun đúc từ nội tại tinh thần, bản lĩnh mỗi người cán bộ, công chức Kiểm sát là “tinh thần cách mạng” - bằng cách tự nhìn nhận, tự sửa mình. Phải luôn giữ lề lối làm việc kỷ luật, chủ động, “giờ nào việc ấy”, “làm thật, có hiệu quả thật, người dân được hưởng thụ thật”. Cần đảm bảo công tác tổng kết, đúc rút kinh nghiệm “tự soi, tự sửa”, tập trung giải quyết các vấn đề cơ bản trong công tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ; tạo cơ sở từng bước củng cố về mặt lý luận, hoàn thiện pháp luật cho tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân qua từng thời kỳ, bám sát với tình hình kinh tế, chính trị - xã hội mỗi giai đoạn.

Mô hình mẫu chuyện Hồ Chí Minh luôn được nhân rộng và đang tiếp tục phát huy vai trò thiết thực. Vì vậy, cần duy trì và phát triển hơn nữa nhiều hoạt động ôn lại lịch sử, học tập về Bác qua những mẫu chuyện trong sinh hoạt của các tổ chức, cơ sở Đảng. Những hồi ức được kể lại đem lại nhiều bài học sâu sắc về vị lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc Việt Nam, qua đó góp phần giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống và khát vọng cống hiến, sáng tạo của cán bộ, đảng viên, người lao động. 

Nguyễn Thị Xuyến - Phòng 9

Nguyễn Thị Xuyến
Tin khác
1 2 3 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập