Chi bộ Phòng 9 xây dựng mô hình học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Thực hiện chuyên đề toàn khóa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”, chuyên đề của tỉnh năm 2025 “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”” gắn với thực hiện Quy định số 144-QĐ/TW ngày 09/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới. Đồng thời, tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 91/KH-VKSTC ngày 18/4/2024 của VKSND tối cao về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm đột phá nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2024 và các năm tiếp theo; thực hiện Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 12/12/2024 của Viện trưởng VKSND tối cao về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2025
Chi bộ Phòng 9, Đảng bộ cơ sở VKSND tỉnh Long An đăng ký xây dựng mô hình học tập, làm theo trong năm 2025 là “Đoàn kết, trách nhiệm” (có kết hợp với tiếp tục thực hiện mô hình năm 2024 của Chi bộ về “Tự đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức” và Hướng dẫn số 16-HD/BTCTU ngày 13/9/2024 của Ban Tổ chức Tỉnh ủy về việc thực hiện mô hình “chi bộ bốn tốt”, “đảng bộ cơ sở bốn tốt”) để góp phần nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng, nâng cao chất lượng đảng viên, với những nội dung có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ngành, cơ quan, đơn vị.
Minh họa hình ảnh Chi bộ họp quán triệt kế hoạch thực hiện mô hình
Chi bộ Phòng 9 xây dựng kế hoạch triển khai, tổ chức thực hiện mô hình “Đoàn kết, trách nhiệm” để thực hiện việc học tập, làm theo với những nội dung như sau:
- Mỗi một quần chúng, đảng viên trong Chi bộ không thể là một cá thể riêng lẽ mà phải đoàn kết để tập trung lực lượng, tập trung sức mạnh, ý chí tập thể để đón nhận những khó khăn, thách thức về an ninh, chính trị, trật tự xã hội; thách thức mới về cơ cấu tổ chức, về biên chế, về năng lực, trình độ, bản lĩnh của đội ngũ Kiểm sát viên, công chức trong đơn vị. Thực hiện đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, tăng cường trách nhiệm trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành; gương mẫu trong công việc, lối sống và thực hiện chuẩn mực đạo đức của người cán bộ Kiểm sát; luôn rèn luyện và khẳng định phẩm chất, bản lĩnh của người Kiểm sát viên nhân dân; chủ động, sáng tạo, đề ra các giải pháp đột phá nhằm tạo chuyển biến rõ rệt đối với những việc thực hiện còn hạn chế, yếu kém. Bí thư chi bộ (Trưởng phòng) nói riêng, Chi ủy, Ban lãnh đạo phòng nói chung phải trở thành trung tâm của khối đoàn kết trong tập thể, nếu để Chi bộ- đơn vị xảy ra mất đoàn kết nghiêm trọng thì người chịu trách nhiệm trước hết phải là Bí thư chi bộ-Trưởng phòng và Chi ủy, Ban lãnh đạo phòng;
- Đảng viên, quần chúng trong Chi bộ phải không ngừng rèn luyện đạo đức cách mạng, phải thực hiện tốt “nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm”, “cần, kiệm, liêm, chính” tuyệt đối chấp hành nghị quyết và kỷ luật Đảng, luôn đặt lợi ích của Đảng lên trên, lên trước lợi ích của cá nhân mình. Mọi đảng viên không chỉ nhận thức đầy đủ, sâu sắc trách nhiệm của mình đối với Đảng, mà quan trọng hơn là những trách nhiệm ấy phải được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, thường xuyên, liên tục;
- Thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất trong tập thể. Thực hiện tự phê bình và phê bình để tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII), Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị;
- Củng cố và tăng cường kỷ luật Đảng nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức, tinh thần nghiêm chỉnh chấp hành chỉ thị, nghị quyết cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Chuyển hóa kỷ luật, kỷ cương thành sự tin tưởng giữa cấp trên với cấp dưới, giữa quần chúng đối với Đảng;
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm sát hoạt động tư pháp trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình: Đẩy mạnh thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị của Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân; nâng cao chất lượng các kháng nghị, kiến nghị; bảo đảm kháng nghị, kiến nghị là có căn cứ và đúng pháp luật; thường xuyên kiểm tra nhằm phát hiện kịp thời thiếu sót, hạn chế để có biện pháp nhắc nhở khắc phục, trường hợp vi phạm, thiếu sót nhiều lần, đã được cảnh báo, nhắc nhở vẫn không khắc phục thì đưa ra tập thể kiểm điểm. Tuy nhiên để nâng cao chất lượng, kỷ luật, kỷ cương trong công việc thì trước tiên phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà chủ yếu trước mắt là thực hiện việc tự đào tạo để nâng cao năng lực về mọi mặt (tự học, tự rèn, tự tìm hiểu, nghiên cứu kết hợp trao đổi với tập thể, người có kinh nghiệm, vận dụng nhuần nhuyễn giữa lý luận, kinh nghiệm và thực tiễn);
- Nâng cao chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong kiểm sát thụ lý, lập hồ sơ kiểm sát, báo cáo án, kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án; quản lý văn bản; sinh hoạt chuyên đề, đóng góp Nghị quyết Chi bộ; … phục vụ hiệu quả, thiết thực cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trong chi bộ và trong đơn vị nghiệp vụ.
Mô hình học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác về “Đoàn kết, trách nhiệm” không chỉ thực hiện trong chi bộ, mà mỗi cán bộ, đảng viên cần vận động gia đình, người thân thực hiện “Đoàn kết, trách nhiệm”, “Cần, kiệm, liêm, chính”, tích cực thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và xây dựng nông thôn mới. Vận động bạn bè đồng nghiệp, mọi người trong khu xóm cùng thực hiện xây dựng đoàn kết trong cộng đồng dân cư./.
Nguyễn Thị Cẩm Hồng